Bỏ sổ hộ khẩu, CMND: Từ 2019, chỉ dùng mã số định danh
Từ năm 2019, công dân khi làm thủ tục hành chính chỉ cần cung cấp họ tên; mã số định danh cá nhân và chỗ ở…
Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân (CMND) được bãi bỏ, thay vào đó việc quản lý dân cư sẽ được thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Chậm nhất đến đầu năm 2019, công dân khi làm thủ tục hành chính sẽ không cần phải mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…, mà chỉ cần cung cấp 3 thông tin chính: Họ tên; mã số định danh cá nhân và chỗ ở là sẽ được giải quyết.
Năm 2019, thu thập đủ thông tin của trên 90 triệu dân
Trao đổi với Báo Giao thông, Thượng tá Trần Hồng Phú, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) khẳng định, cuối năm 2018, đầu năm 2019, Bộ Công an sẽ hoàn tất thu thập thông tin của trên 90 triệu dân và cung cấp cho các ngành để giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả. Theo Thượng tá Phú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu, khắc phục tình trạng người dân phải sử dụng nhiều giấy tờ cá nhân nhưng lại không đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đó, Tổng cục Cảnh sát đã chỉ đạo công an các địa phương thu thập 15 thông tin của công dân, trong đó quan trọng nhất là cấp cho mỗi người một số định danh duy nhất dùng chung. Sau này, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do các bộ, ngành quản lý sẽ tra cứu thông tin thông qua mã số công dân này nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục và hạn chế việc công dân phải đi lại nhiều lần.
Thượng tá Phú cho biết thêm, mã số định danh được coi là chìa khóa, để các cơ quan Nhà nước tra cứu trong cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm lấy ra các thông tin về công dân phục vụ mục đích giải quyết thủ tục hành chính. Chậm nhất đến đầu năm 2019, công dân khi làm thủ tục hành chính sẽ không cần phải mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…, chỉ cần cung cấp 3 thông tin chính: Họ tên; mã số định danh cá nhân và chỗ ở, là sẽ được giải quyết. “Quan trọng nhất là chờ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoạt động, kết nối với nhau đồng bộ. Muốn tra cứu thông tin thì dễ nhưng phải đầu tư hạ tầng, cơ sở thông tin để khai thác, xem được luôn việc giải quyết thủ tục. Riêng Bộ Công an đến cuối năm 2018, đầu năm 2019 có thể cung cấp thông tin cho các ngành để giải quyết thủ tục hành chính”, Thượng tá Phú thông tin.
Bãi bỏ hàng loạt thủ tục liên quan hộ khẩu
Trước đó, theo Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, Chính phủ thông qua phương án của Bộ Công an về việc bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, CMND trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.
Hiện nay, mới có 16 địa phương cấp Căn cước công dân. 12 số trên Căn cước công dân cũng chính là số định danh cá nhân. Nguồn thu thập thông tin có nhiều nguồn như từ cơ sở dữ liệu hộ tịch của Bộ Tư pháp (khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn), của BHXH… Bộ Công an sẽ lấy cơ sở dữ liệu có sẵn đó và qua hồ sơ quản lý cư trú từ cấp quận, huyện tới xã, phường. Trường hợp chưa có dữ liệu sẽ phát phiếu thu thập 15 thông tin cơ bản để đảm bảo về tiến độ thời gian theo kế hoạch. Sau này, chúng tôi sẽ thông qua đăng ký cư trú tại công an các xã phường để cập nhật đầy đủ thông tin. Bản thân Bộ Công an đã có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, hộ chiếu, cấp giấy phép lái xe, sẽ kết nối với nhau khi xây dựng Cơ sở dữ liệu dân cư. Sẽ có chuẩn kết nối được với nhau để tránh sự đầu tư trùng lắp”.
Thượng tá Trần Hồng Phú
Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát
(Bộ Công an)
Ở nhóm thủ tục đăng ký thường trú sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, các loại giấy tờ về chuyển hộ khẩu, chứng minh mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em đăng ký thường trú cũng sẽ được bãi bỏ. Tương tự, việc quản lý tạm trú cũng sẽ không còn sổ tạm trú mà thay bằng việc cập nhật thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cùng với việc bỏ sổ hộ khẩu, các thủ tục như tách sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, gia hạn tạm trú… cũng được bãi bỏ.
Đặc biệt, cùng với việc bãi bỏ sổ hộ khẩu và CMND, các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký xe, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện… cũng sẽ bỏ việc yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, CMND. Thậm chí trong một số tờ khai về lý lịch cá nhân, người dân sẽ không còn phải cung cấp các thông tin như ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi đăng ký thường trú. Như vậy, sau khi bãi bỏ sổ hộ khẩu và CMND, người dân sẽ sử dụng số định danh cá nhân khi thực hiện các thủ tục liên quan đến cá nhân.
Nghị quyết 112/NQ-CP có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành (30/10/2017). Để triển khai thực hiện phương án này, Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp cùng các bộ ngành liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính, giấy tờ công dân tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chưa thể bỏ được ngay
Nghị quyết 112/NQ-CP có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành (30/10/2017). Để triển khai thực hiện phương án này, Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp cùng các bộ ngành liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính, giấy tờ công dân tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trao đổi với Báo Giao thông, một chuyên gia về cải cách tư pháp cho biết, Nghị quyết ra đời và có hiệu lực từ tháng 10, nhưng Nghị quyết cũng là để chúng ta có định hướng từ nay đến lộ trình năm 2020, phù hợp với Luật Căn cước công dân là tới năm 2020 sẽ xây dựng đồng bộ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Vì phải xây dựng được hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đồng bộ, thống nhất thì mới tiến hành bỏ được.
“Trong thời gian từ nay đến khi xây dựng xong vẫn phải duy trì những giấy tờ cần thiết như CMND, sổ hộ khẩu. Luật Căn cước công dân lộ trình quy định đến năm 2020, Chính phủ cũng phải theo lộ trình đó. Tuy dự kiến đến năm 2020 có thể hoàn thành hệ thống đồng bộ này, nhưng vẫn còn nghi ngờ vì việc này cần nguồn kinh phí rất lớn, phải rất nỗ lực, quyết tâm và đầu tư kinh phí mới làm được”, chuyên gia này cho biết.
Trong khi đó, Luật Căn cước công dân có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 nêu rõ: CMND đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ CMND được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019.
Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật Căn cước công dân có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 1/1/2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của luật này. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật Căn cước công dân trong thời gian chuyển tiếp từ khi luật này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2019.
Như vậy, có thể thấy ít nhất từ nay đến năm 2019, sổ hộ khẩu vẫn chưa thể bỏ được ngay.
Nguồn: Internet online