PASSPORT VÀ VISA KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Đối với người du lịch sành sõi hoặc hay đi công tác nước ngoài thì câu hỏi này quá đơn giản! Nhưng với đa số các bạn lần đầu tiên có ý định đi du lịch tự túc nước ngoài thì câu hỏi hộ chiếu (passport) và thị thực (visa) là gì ?, nó khác biệt ra sao?,… thực sự vẫn là một vấn đề chưa rõ ràng. Trong bài viết này, LamPassPort.Pro sẽ chia sẻ đến các bạn những điều cơ bản về hộ chiếu và thị thực nhé!
1. PASSPORT (HỘ CHIẾU)
Hộ chiếu (tiếng anh là Passport) là một loại giấy tờ tùy thân, giúp chính phủ và người dân nước khác biết được bạn từ đầu tới, cũng như các thông tin cơ bản của bạn. Nói nôm na, hộ chiếu giống như giấy chứng minh nhân dân thôi, nhưng nó có tầm quốc tế. Hộ chiếu nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có màu xanh đậm
Với các nước khác, hộ chiếu có nhiều màu như đỏ, xanh dương,…
– Thông tin trong hộ chiếu: Trong hộ chiếu, ở hai trang đầu sẽ có các thông tin cơ bản của bạn như họ tên, ngày sinh, quốc tịch,…
thông tin cá nhân phần hộ chiếuThông tin cá nhân được thể hiện ở mặt trong Hộ chiếu
Ở các trang sau của hộ chiếu sẽ là phần để đóng dấu thị thực, Travel Plus sẽ trình bày chi tiết ở Phần viết về VISA bạn nhé
– Phân loại hộ chiếu: Hộ chiếu có nhiều loại: phổ thông, công vụ, ngoại giao.
Loại phổ thông (Popular Passport): Được cấp cho công dân Việt Nam có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.
Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.
Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.
=> Hầu hết mọi người, dân du lịch, người đi công tác, chỉ được cấp Hộ Chiếu Phổ Thông thôi nên chúng ta không cần quan tâm hai loại kia.
– Thời hạn của hộ chiếu: 10 năm (Thông tin chính thức từ Cục Xuất Nhập Cảnh)
– Phí làm hộ chiếu: 200,000VND (Thông tin chính thức từ Cục Xuất Nhập Cảnh)
– Hồ sơ cấp hộ chiếu:
Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (có thể làm tờ khai trước và in ra tại đây)
02 ảnh cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép)
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).
Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).
– Nơi cấp hộ chiếu: Phòng quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương mà bạn đang sống. Lưu ý là nếu bạn đổi hộ chiếu thì không cần phải về quê nhé. Ví dụ như hộ chiếu của mình cấp lần đầu ở Hà Nội, và khi đổi hộ chiếu thì mình đổi tại Sài Gòn luôn.
– Thời gian cấp hộ chiếu: Không quá 8 ngày làm việc.
2. VISA (Thị Thực)
Khi đã có hộ chiếu rồi, nếu bạn muốn đi sang một nước nào khác thì bạn phải có thị thực (VISA) của nước đó. Thị thực là một bằng chứng pháp lý của một quốc gia, cho thấy bạn được quyền xuất/nhập cảnh vào quốc gia đó trong một thời gian được quy định.
Dưới đây là một trang thị thực minh họa:
2.1 Phí xin visa
Một số nước có thể miễn visa cho bạn, nhưng một số nước có thể yêu cầu visa, điều này tùy thuộc vào hiệp định giữa các nước. Mức phí visa thay đổi tùy nước, bạn có thể liên hệ với đại sứ quán của nước đó để biết chi tiết.
Với hộ chiếu Việt Nam, bạn sẽ được miễn visa đối với hầu hết các nước Đông Nam Á và một số nước khác. Với một số nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc..v..v.. thì bạn cần phải xin hộ chiếu tại Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán của nước đó. Ngoài ra, một số quốc gia sẽ cấp visa cho bạn ngay tại sân bay (visa on arrival), và thủ tục cũng tương đối dễ.
Xin visa các nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và các quốc gia châu Âu thì khá là khó, nhưng chỉ cần bạn xin được visa một lần thì những lần sau rất dễ. Ngoài ra, nếu trong hộ chiếu của bạn có in dấu visa của các nước nói trên thì khi bạn xin đi các quốc gia/lãnh thổ khác sẽ rất dễ được chấp nhận, bởi suy nghĩ của những nhân viên hải quan đại loại sẽ là: “Đứa này nó có điều kiện đi đến Mỹ rồi thì nó sẽ không ở lại cái nước trung bình như nước mình đâu!”
Các bạn nữ cũng cần chú ý đó là khi đi các nước như Singapore hoặc Malaysia thì các bạn không nên đi một mình. Nguyên nhân là vì nhiều chị em nước ta qua đó kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” nên hải quan của họ có định kiến với phụ nữ mang passport Việt Nam. Nếu các bạn nữ đi một mình thì sẽ rất dễ bị giữ lại để thẩm vấn đấy!
Ngoài ra, ở Thái Lan có khá nhiều người Việt lao động chui, nên nếu các bạn đi qua cửa khẩu bằng đường bộ thì sẽ bị hỏi han khá kỹ.
2.2 Danh sách các quốc gia miễn thị thực cho công dân Việt Nam có hộ chiếu phổ thông
– Thái Lan: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
– Singapore: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.
– Lào: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày.
– Cambodia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
– Philippines: Thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.
– Myanmar: Thời gian lưu trú không quá 14 ngày, điều kiện là hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng.
– Indonesia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày, không được gia hạn thời gian tạm trú.
– Brunei: Thời gian tạm trú không quá 14 ngày.
– Malaysia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
– Kyrgyzstan: Không phân biệt mục đích nhập cảnh.
– Panama: Công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn visa và thẻ du lịch.
– Ecuador: Thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày cho du khách Việt tham quan tại Ecuador.
– Saint Vincent and the Grenadines: Đảo quốc vùng Caribbean là St. Vincent and the Grenadines không yêu cầu Visa đối với khách du lịch đến từ bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào. Tuy nhiên, để được nhập cảnh, Bộ Ngoại giao của St. Vincent and the Grenadines yêu cầu khách du lịch phải trình hộ chiếu còn hiệu lực, một vé máy bay khứ hồi và chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.
– Haiti: Theo Bộ Ngoại giao Haiti, chỉ công dân ba nước: Colombia, Cộng hòa Dominica và Panama mới phải xin visa du lịch đến đất nước này, nghĩa là công dân các nước còn lại có thể lưu trú tại Haiti đến 90 ngày và thoải mái ngao du tại đây mà không cần visa.
– Turks and Caicos: Quần đảo Turks và Caicos là một vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Để kích thích du lịch, nơi này miễn visa cho công dân đến từ rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khách du lịch chỉ việc chứng minh đã có sẵn một vé máy bay khứ hồi rời khỏi đảo sẽ được phép lưu trú trong vòng 30 ngày và được gia hạn thêm một lần. Các mặt hàng miễn thuế được phép đưa vào quần đảo bao gồm: 50 điếu xì gà, 200 điếu thuốc, 1.136 lít đồ uống có cồn hoặc rượu vang và nước hoa cho mục đích sử dụng cá nhân.
2.3 Danh sách các quốc gia/lãnh thổ cấp visa tại sân bay (visa on arrival)
– Maldives: Maldives không cần visa xin trước mà cấp tại chỗ cho du khách. Chỉ cần đưa vé máy bay khứ hồi, đặt phòng khách sạn ra là nhân viên nhập cảnh sẽ đóng dấu vào hộ chiếu (còn hạn trên 6 tháng), Visa này sẽ được miễn phí trong 30 ngày. Tuy nhiên có hơi khác với các quốc gia khác, họ còn có thêm dấu “Employment Prohibited” nhằm cấm không cho người lao động đến đây làm việc chui theo visa nhập cảnh kiểu du lịch này.
– Đông Timor: Đông Timor không yêu cầu xin visa ở Việt Nam. Bạn cứ bay bình thường đến sân bay của họ. Tại đó, hải quan Đông Timor sẽ cấp thị thực nhập cảnh cho bạn với mức phí là 30 USD. Lưu ý là bạn phải trình 100 USD cho mỗi lần nhập cảnh. Số tiền nói trên chỉ là trình ra cho họ thấy chứ không nộp. Bạn cũng phải xuất trình cả vé máy bay khứ hồi.
– Nepal: Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đến với quốc gia nhỏ bé Nepal bạn chỉ cần chuẩn bị tiền USD để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu.
– Ấn Độ: Việt Nam là một trong số ít các nước được phép xin visa ngay tại 4 sân bay ở Ấn Độ: Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata. Tuy nhiên visa xin tại sân bay Ấn Độ là loại single (một lần) và có thời hạn 30 ngày, giá 60 USD. Liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Ấn Độ ở Việt Nam để tìm hiểu thêm thông tin nếu muốn xin visa ra vào nhiều lần hoặc nhiều ngày hơn.
– Sri Lanka: Nổi tiếng với trà và các di sản, quốc đảo Sri Lanka xinh luôn mở rộng chào vòng tay đón du khách quốc tế. Bạn chỉ cần nộp đơn xin visa qua mạng, thanh toán bằng thẻ ngân hàng cho phí visa, đợi có kết quả, in tờ xác nhận ra đem tới sân bay để làm thủ tục bay đi Sri Lanka.
– Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): Emirates và Etihad là hai hãng hàng không của UAE có đường bay từ Việt Nam hiện nay. Emirates thì bay thẳng đến Dubai trong khi Etihad bay đến Abu Dabhi. Nếu sử dụng vé của 2 hãng này bạn có thể xin visa dễ dàng ngay trên mạng hoặc liên hệ để được hướng dẫn chi tiết tại văn phòng của hãng ở TP HCM. Bạn cũng có thể mua các gói Stop Over không quá 96 tiếng bao trọn gói visa nếu đi đâu đó mà quá cảnh ở UAE.
– Iran: Hộ chiếu phổ thông Việt Nam có thể lấy visa tại cửa khẩu Iran có giá trị trong 17 ngày và 50 USD. Thông tin xuất nhập cảnh tại thủ đô Tehran yêu cầu bạn mang theo ảnh thẻ để làm visa on arrival. Tuy nhiên một số trường hợp, họ không thu ảnh.
– Với nhiều nước châu Phi, visa sẽ được cấp qua mạng. Khách du lịch đăng ký online sẽ nhận được form xin visa, điền thông tin đầy đủ và nộp ở cửa khẩu, bạn sẽ được cấp visa on arrival. Lệ phí là 50 Euro.
2.3 Danh sách các quốc gia/lãnh thổ cấp visa cho người Việt Nam không thu lệ phí
Algeria, Afghanistan, Nicaragua, Romania, Cuba là những nước cấp thị thực cho người Việt có hộ chiếu còn hạn và không thu lệ phí.